Hình thái học Lớp_Cỏ_tháp_bút

Các loài mộc tặc bao gồm một thân cây rỗng (đôi khi có ruột cây), có khả năng quang hợp, "phân đốt". Ở các đốt giữa các đoạn là một vòng . Ở chi duy nhất còn loài sinh tồn (Equisetum), chúng là các lá nhỏ (vi lá) với dấu vết mạch duy nhất. Tuy nhiên, các lá của mộc tặc có lẽ đã sinh ra từ sự suy giảm của các vĩ lá, như được minh chứng từ các dạng hóa thạch sớm hơn, chẳng hạn ở Sphenophyllum, trong đó các lá có bản rộng và các gân lá phân nhánh.[3] Cấu trúc của các lá này là khá thú vị: các mạch rẽ ba tại các chỗ nối, với một nhánh tiến tới vi lá và hai còn lại chuyển sang mé trái và phải để hợp lại với các nhánh tương ứng của các vi lá cận kề hai bên. Hệ thống mạch tự nó tương tự một cách lạ kỳ như của hệ thống mạch trong trung trụ thật sự của thực vật có mạch khác, và chúng đã tiến hóa hội tụ. Chất gỗ sơ cấp chứa các ống mạch nhỏ (carinal); trong họ Calamitaceae, chất gỗ thứ cấp (nhưng không là libe thứ cấp) có thể được tiết ra như là tầng phát sinh gỗ mọc ra phía ngoài, sinh ra thân cây dạng chất gỗ, và cho phép chúng có thể mọc cao tới 10m. Lớp vỏ chứa các ống mạch lớn (vallecular); do bản chất mềm hơn của libe, chúng ít khi nhìn thấy trong các trường hợp hóa thạch.

Các loài mộc tặc không có hệ thống rễ dính liền nhưng có các thân rễ ngầm mà từ đó các rễ chùm cũng như các trục thò lên trên không xuất hiện.

Mộc tặc chứa mô phân sinh kiểu xen giữa, nghĩa là mỗi đoạn của thân cây sẽ đều phát triển để cây cao hơn. Điều này không giống như ở thực vật có hạt với mô phân sinh ở đỉnh – nghĩa là sự phát triển của thân cây chỉ đến từ phía đầu ngọn (và làm rộng thân cây). Sự phát triển được xác định – nghĩa là kiểu hình của chúng quyết định chiều cao tối đa và cây có thể phát triển cho tới khi không thể cao hơn nữa.

Các dạng mộc tặc chứa các nón (về mặt kỹ thuật là các bông cầu) ở đỉnh của thân cây. Các nón này bao gồm các thể bào tử sắp xếp dạng vòng xoắn, mang các bào tử trong 4 cụm và ở các loài mộc tặc còn sinh tồn phần che phủ các bào tử bề ngoài giống bốn cái túi nhỏ thõng xuống từ dù, với cán của nó gắn vào trung tâm thể nón. Ở các nhóm tuyệt chủng, sự bảo vệ tiếp theo được tạo ra cho các bào tử bằng sự hiện diện của các vòng lá bắc – các vi lá lớn và nhọn thò ra từ nón.

Các bào tử mang các (thường là 4) sợi bật (đàn hồi) đặc trưng, là các phần phụ gắn kèm kiểu lò xo đặc biệt và ưa ẩm: nghĩa là chúng thay đổi cấu hình khi có mặt của nước, giúp cho các bào tử di chuyển và hỗ trợ sự phát tán của chúng. Sự phát tán được hỗ trợ ban đầu bằng sự nứt ra ở bên của các túi mang bào tử, chúng đột ngột mở ra và phát tán bào tử.

Tiết diện xuyên qua bông cầu; các thể bào tử, với các tập hợp bào tử đính kèm, có thể thấy rõ.Bông cầu của E. arvense, phần chót trên thân cây.

Các loài mộc tặc còn sinh tồn chủ yếu là kiểu đồng bào tử, nhưng đối với các dạng trong quá khứ thì có cả kiểu dị bào tử.